Egypt Israel Oct 2007




Bấm nút "Download Now"
để cài Windows Media Player. 
Windows Media Player 11
Download Now

Windows Media Download Center
 

=============>

Mục tiêu: Đặt lại toàn bộ các vấn đề tưởng chừng như rất bình thường để khám phá ra những ánh sáng tuyệt diệu hàm ẩn trong đó. Phương thế: Nhìn mọi vấn đề Theo Ánh Mắt Tâm Linh. Đây là một món ăn mang mùi vị khá đặc biệt, có thể lúc đầu hơi đắng, gây khó chịu chút xíu, nhưng càng thưởng thức, càng cảm thấy thú vị ngọt ngào. Xin quý vị vui lòng nếm thử cho biết hương vị.

Monday, June 13, 2011

Korean's Got Talent

Tuesday, December 14, 2010

Click to play this Smilebox greeting
Create your own greeting - Powered by Smilebox
Create your own greeting card


Merry Christmas and Happy New Year

Thursday, February 16, 2006


Hanh at Rome Posted by Picasa


cha Phuong at Rome  Posted by Picasa


happy 32 year aniversary with beshop Melchek Posted by Picasa

Wednesday, June 15, 2005


John Paul II Posted by Hello


aaazzz Posted by Hello

Saturday, June 11, 2005

Xóa bỏ các khoản thu ngoài học phí

Học sinh chỉ phải đóng học phí.
Thủ tướng vừa ra Nghị quyết về đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế, TDTT. Với ngành giáo dục, sẽ thay đổi cơ bản chế độ học phí theo hướng đảm bảo trang trải chi phí cần thiết cho giảng dạy, học tập và có tích lũy để đầu tư phát triển nhà trường. Ngoài học phí, không thu khoản nào khác.

Song song với việc điều chỉnh học phí, nhà nước có chính sách trợ cấp học phí hoặc học bổng cho học sinh giáo dục phổ cập, đối tượng chính sách, những người ở vùng khó khăn, những người nghèo và những người học xuất sắc, không phân biệt học ở trường công lập hay ngoài công lập.

Cũng theo Nghị quyết của Chính phủ, nhà nước tiếp tục tăng tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo; bảo đảm kinh phí cho giáo dục phổ cập; tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ trọng điểm, các chương trình mục tiêu quốc gia; đào tạo nhân lực cho các ngành, nghề mũi nhọn, trọng điểm... Nhà nước cũng sẽ tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút học sinh, sinh viên giỏi làm giáo viên, giảng viên, gắn đào tạo với sử dụng.

Luật Giáo dục (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua vào tháng 5 tới, sẽ đưa tất cả đóng góp của người học vào một khoản gọi là học phí. Các địa phương sẽ căn cứ vào điều kiện thực tiễn, khả năng đáp ứng của ngân sách, yêu cầu chi của nhà trường để quyết định mức học phí phù hợp. Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, học sinh không phải đóng khoản nào khác.
Trong thời gian tới, Chính phủ chủ trương khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề ngoài công lập; chuyển một số trường công lập sang loại hình ngoài công lập. Ngoài ra, việc mở thêm các cơ sở công lập ở những vùng kinh tế phát triển sẽ bị hạn chế, các cơ sở bán công, các lớp bán công trong trường công sẽ bị xóa sổ. Đến năm 2010, tất cả các cơ sở bán công sẽ chuyển sang loại hình dân lập hoặc tư thục.

Về lĩnh vực y tế, Chính phủ sẽ mở rộng diện các cơ sở y tế đăng ký khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế; đổi mới chế độ viện phí trên cơ sở từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân. Việc cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho các cơ sở khám chữa bệnh sẽ được sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế do nhà nước cung cấp thông qua hình thức bảo hiểm y tế. Chính phủ cũng khuyến khích mở bệnh viện, phòng khám tư nhân, bác sĩ gia đình.

Việt Anh - VNExpress

Hiện đại hoá giáo dục Việt Nam:

Chất lượng xa rời mục tiêu

Nhận định khái quát đầu tiên mà báo cáo này đưa ra về thực trạng GDĐT nước ta hiện nay là: "... Chất lượng GD đang có xu hướng xa rời mục tiêu chung, nhìn chung còn thấp, thậm chí nhiều mặt còn sa sút rõ rệt, không đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước".
Để minh chứng cho nhận định này, báo cáo đã đưa ra mấy dẫn chứng chủ yếu: GD phổ thông thì nặng nề, sách vở. Sản phẩm đào tạo của GD phổ thông không tương xứng với công sức bỏ ra của cả thầy lẫn trò. Học sinh giỏi thì không kém, nhưng nặng về lý thuyết. Chất lượng đại trà còn yếu, cả về kiến thức cơ bản.

Báo cáo cũng nhận định chất lượng GD ở bậc đại học còn thấp, phương pháp GD còn lạc hậu và chậm đổi mới. Chương trình đại học ở VN không phải là dạy nghề, cũng không phải là đào tạo những người có kiến thức sâu sắc và sáng tạo. Cơ cấu đào tạo còn lệch lạc: 42,78% số sinh viên theo học ngành luật và kinh tế. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp bị thất nghiệp tăng dần qua từng năm (64% năm 1997, 80% năm 1998 và 90% năm 1999).

Những thông tin mới nhất cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của VN đang giảm dần, có sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu nguồn nhân lực, "thầy" nhiều hơn "thợ". Theo xếp hạng của quốc tế, năm 2000, chất lượng nguồn nhân lực của VN xếp thứ 53/59, thay cho mức 39/59 năm 1998. Chỉ có 17% lao động được đào tạo nghề, trên 85% lao động có việc làm.

Báo cáo cũng chỉ rõ những mâu thuẫn giữa đầu tư lớn về chất xám, sức lực, tiền của của Nhà nước, nhân dân, nhưng hiệu quả đào tạo thấp. Để hoàn tất chương trình GD phổ thông, mỗi học sinh phải mất 12 năm (mỗi ngày trung bình từ 8 đến 10 giờ). Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thì nội dung chủ yếu trong sách vở có không dưới 30% là những điều không cần thiết. Học sinh đại học và trung học chuyên nghiệp thì không được dùng thời gian vào nghiên cứu, sáng tạo và thực hành. Việc sử dụng các nguồn đầu tư cho GD còn lãng phí. Hậu quả, nền GD của ta bị mất rất lớn về thời gian và lỡ cơ hội, GD đã tụt hậu tới 5-7 năm, so với sự phát triển hợp lý của nó.

Lỗi của những người "cầm quân"?

Phát biểu tại cuộc toạ đàm được tổ chức sáng 15.4, GS Hoàng Tuỵ cho rằng, Hội đồng quốc gia về GD cần phải gấp rút đưa ra những nghiên cứu bài bản và lộ trình thực hiện kế hoạch đó. Cụ thể: Trình độ, năng lực tư vấn, chỉ đạo của số đông cán bộ quản lý GDĐT, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý cấp chiến lược, vĩ mô rất hạn chế. Tư duy quản lý GD đang tỏ ra cũ kỹ, lạc hậu trước những thay đổi rất lớn của GD trong nước và thế giới. Theo GS Hoàng Tuỵ, trong bối cảnh như vậy, GD VN được như hiện nay đã là thành tựu.

Luật GD và chiến lược phát triển GD VN chưa hoàn thiện về chính sách và những biện pháp lớn đảm bảo phát triển cân đối giữa GD tinh hoa và GD cộng đồng, giữa GD hàn lâm đỉnh cao và GD nghề nghiệp. Chủ trương xã hội hoá GD vẫn chưa được thể chế hoá đầy đủ và có hệ thống. Quan điểm, chính sách và biện pháp khung về mức độ chấp nhận vận dụng cơ chế thị trường vào GD và vấn đề thương mại hoá GD chưa rõ. Ngay tại toạ đàm này, vấn đề thương mại hoá GD cũng vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong khi GS Phạm Minh Hạc bảo lưu ý kiến cho rằng về cơ bản Nhà nước phải lo cho GD thì GS Hoàng Tuỵ lại khẳng định: Xã hội hoá GD là một xu thế tất yếu. Vấn đề là phải nghiên cứu xem nên xã hội hoá đến mức nào.

Hạnh Phương - Hạnh Ngân, Báo Lao Động

Đổ xô kiếm “mác” tiến sĩ để thăng tiến

Ngành giáo dục vẫn đang tiếp tục “sản xuất” bằng tiến sĩ theo tiêu chuẩn của riêng mình
Tiến sĩ là học vị cao nhất trong khoa học. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bằng tiến sĩ “hấp dẫn” chủ yếu đang chỉ bởi tư cách là “giấy thông hành” bắt buộc cho sự thăng tiến. Số người dự định theo học sau đại học với toan tính có bằng cấp cao để dễ bề tiến thân mà không phải vì thực sự đam mê nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều.

Mục tiêu của Việt Nam từ nay đến năm 2010 đào tạo 19.000 tiến sĩ và hiện nay, cả nước đã có khoảng 4.500 tiến sĩ. Tuy nhiên, có vẻ đây sẽ là một kế hoạch rất “lãng mạn”!



Một ví dụ, ở Thái Lan hàng năm, số lượng tiến sĩ đào tạo chỉ có khoảng 120-130 người. Trong khi đó, Việt Nam đứng sau Thái Lan về số lượng công trình được đăng trên các tạp chí quốc tế và trường ĐH tốt nhất của Việt Nam còn kém Thái Lan nhiều bậc mà chúng ta lại dự kiến đào tạo hàng nghìn tiến sĩ mỗi năm!



Tiến sĩ là học vị cao nhất trong khoa học. Đòi hỏi chính của luận án tiến sĩ là sự đóng góp về mặt lý luận và luận án là bằng chứng cho thấy ứng viên tiến sĩ có trình độ nghiên cứu độc lập chứ không đòi hỏi phải giải quyết một vấn đề thực tiễn, sau khi lấy bằng tiến sĩ, tuỳ theo yêu cầu công tác lúc đó mới cần nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn.



Bằng tiến sĩ - giấy thông hành cho quan chức



Người có học vị tiến sĩ trở lên ở nước ngoài được coi là bác học mà nghề nghiệp chính là nghiên cứu và sáng tạo, việc đào tạo tiến sĩ chủ yếu phục vụ nghiên cứu khoa học tại các phòng thí nghiệm, giảng dạy ở bậc đại học và cho sản xuất chế tạo.



Trừ một số bộ ngành có liên quan nhiều đến học thuật như các Bộ Khoa học, Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, còn các bộ ngành khác không nhất thiết đòi hỏi phải có văn bằng tiến sĩ làm tiêu chuẩn quan trọng để bổ nhiệm cán bộ quản lý.



Lãnh đạo, quản lý có yêu cầu riêng, đòi hỏi nhiều về khả năng tập hợp, tổ chức và hoạt động thực tiễn. Các nước tiên tiến không đặt vấn đề đào tạo tiến sĩ cho mục tiêu quan chức.



Tuy nhiên, tại Việt Nam, bằng tiến sĩ “hấp dẫn” chủ yếu đang chỉ bởi tư cách là “giấy thông hành” bắt buộc cho sự thăng tiến. Số người dự định theo học sau đại học với toan tính có bằng cấp cao để dễ bề tiến thân mà không phải vì thực sự đam mê nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều.



Một số vị quan chức ở các cơ quan Đảng và Nhà nước chẳng liên quan gì đến nghiên cứu khoa học hay giảng dạy cũng loay hoay kiếm cho được tấm bằng tiến sĩ để đạt “chuẩn hoá”!



Còn bản thân người “chèo lái” cho “con thuyền” tiến sĩ này là Bộ GD-ĐT thì luôn luôn báo cáo thành tích qua các con số về những người được đào tạo sau đại học ở trong nước cũng như ngoài nước đã và đang giữ những vị trí quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo và hoạch định chính sách ở các cơ quan, đơn vị Nhà nước, các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp.



Như vậy, sự nhận thức về ý nghĩa của văn bằng này có thể nói bị lệch lạc ngay từ đó. Sự bùng phát của văn bằng tiến sĩ từ năm 1990 đến nay đã trở thành một xu thế tất yếu.



Khoảng cách so với chuẩn quốc tế



Bằng tiến sĩ của chúng ta có một khoảng cách khá xa so với chuẩn mực quốc tế! Đó là một thực tế không thể phủ nhận. Theo GS.Phạm Sỹ Tiến, Vụ trưởng Vụ sau đại học (cũ) Bộ GD-ĐT, chất lượng khoa học nhiều luận án tiến sĩ chưa cao, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo chưa tương đồng với các nước, đề cương các môn học thường viết sơ sài, có tính hình thức, tài liệu tham khảo liệt kê vừa ít, vừa lạc hậu, thậm chí có tài liệu hầu như không tồn tại.



Ở Việt Nam, việc học bậc tiến sĩ quá đơn giản. Người học tại chức cũng có thể bảo vệ thành công luận án trong 3-4 năm. Tại nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu sinh chỉ phải học 3 chuyên đề thầy giáo gói... trong một ngày sau đó tự làm các tiểu luận, quan hệ với giáo sư hướng dẫn khá lỏng lẻo, tiêu chuẩn của giáo sư hướng dẫn chưa được quy định nghiêm túc.



Nếu như ở trường đại học lớn của các nước trên thế giới, chỉ có khoảng 50% số giáo sư tại mỗi khoa có tư cách dạy ở bậc tiến sĩ thì ở Việt Nam, thầy là tiến sĩ hướng dẫn cho trò làm tiến sĩ là chuyện không có gì đáng ngạc nhiên!



Một điều rất lạ nữa là nhiều người có học hàm, học vị nhưng đã chuyển sang làm các công việc khác không liên quan đến nghiên cứu và giảng dạy lại vẫn được mời làm thành viên hội đồng chấm luận án, thậm chí được mời làm giáo sư hướng dẫn cho nghiên cứu sinh!



Nhưng, dễ thì rất dễ mà khó thì cũng rất khó! Dễ dãi trong đào tạo và nhiêu khê trong thủ tục cấp bằng.



Quy trình đào tạo tiến sĩ của Bộ GD-ĐT vừa rắc rối kiểu hành chính mất nhiều thời gian, vừa tốn kém mà thiếu cơ sở khoa học đòi hỏi nghiên cứu sinh nhiều công sức, thời gian và tốn kém, có người phải bỏ ra tới 50-60 triệu đồng sau khi hoàn thành một đống thủ tục rườm rà.



Đơn cử như thủ tục trước khi bảo vệ chính thức, nghiên cứu sinh phải đi xin khoảng 20 lần nhận xét luận án tiến sĩ của các thành viên trong và ngoài hội đồng chấm luận án, riêng việc đi lại chầu chực đã mất 40 lần rồi!



Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung khẳng định: “phải thắt chặt công tác đào tạo sau đại học!”. Tuy nhiên, thắt chặt bằng cách nào thì hình như Bộ GD-ĐT chưa có kế hoạch. Chỉ biết, chỉ tiêu đào tạo sau đại học vẫn tăng đều hàng năm mà mặc kệ chất lượng đào tạo cùng nhiều điều kiện cả khách quan và chủ quan đều còn hết sức ngặt nghèo.



Ngành giáo dục vẫn đang tiếp tục sản xuất bằng tiến sĩ theo tiêu chuẩn của riêng mình và văn bằng này được xem như "hàng nội địa" tự cấp tự tiêu! Còn những người được đào tạo, họ ép plastic tấm bằng này và thở phào như vừa lo xong thủ tục "chạy" được giấy thông hành bắt buộc cho sự thăng tiến.

Thời báo Kinh tế Việt Nam

Cải cách giáo dục phải làm lại từ đầu

Bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ trước, cuộc cải cách giáo dục (CCGD) của ta đến nay đã qua hơn hai mươi năm. Thế nhưng những gì chúng ta làm được cho cuộc cách mạng này xem ra chưa đâu vào đâu cả. Nhiều chương trình, dự án tốn bạc tỷ, thậm chí hàng chục, hàng trăm tỷ, tưởng đã xong, nhưng đưa ra thực thi, bị chính các GS, TS các NGND, NGƯT danh tiếng trong ngành và dư luận xã hội phản ứng gay gắt, quyết liệt, buộc phải huỷ bỏ. Trong khi đó, nhiều vấn nạn giáo dục, nhân cơ hội đó mọc lên như nấm. Cuộc đấu tranh giữa một nền giáo dục dân tộc, văn minh, tiến bộ với nền giáo dục thương mại hoá ngày một gay gắt.

Trước thực tế gay gắt đó, gần đây Bộ GD-ĐT buộc phải nói tới "sửa sai" và đã bắt tay sửa một vài việc. Nhưng thực tiễn mấy năm qua cũng như những gì Bộ đang nói và làm cho thấy, cách làm này chỉ có tính chất đối phó không hứa hẹn đem lại điều gì tốt đẹp. Và CCGD vốn đã mất hướng, càng luấn quấn thêm.

Phải sửa từ những vấn đề cơ bản, có tính hệ thống. Muốn thế, trước hết phải có cái nhìn bao quát toàn bộ các hoạt động của ngành GD-ĐT hiện nay để xem xem chúng đã phục vụ cho mục tiêu của ngành mình như thế nào. Và một khi đã làm được như thế, chẳng khó khăn gì mà chúng ta không thấy, càng cải cách, càng đẩy ngành GD-ĐT xa rời mục tiêu đó.

Thật vậy! Mục tiêu của ngành GD-ĐT đã được ghi rõ trong nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng: "Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, thể chất, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội"
Nghị quyết 40/2000 về giáo dục của Quốc hội khoá X nói cụ thể hơn: "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước, tiếp cận trình độ GDPT ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới".

Biểu hiện đầu tiên của sự xa rời này là chủ trương phân ban ở bậc học phổ thông.

Theo Nguyễn Xuân Hãn (báo Văn Nghệ số 41, ngày 12/10/2002), chủ trương này có từ thời thuộc Pháp. Năm 1959 Bác Hồ và các nhà giáo dục cách mạng xoá bỏ lần thứ nhất. Năm 1993 Bộ GD-ĐT phân ban trở lại. Năm 1998, Quốc hội bác bỏ lần thứ hai, khi thông qua Luật Giáo dục. Nhưng từ bấy đến nay, như những gì chúng ta đang chứng kiến, Bộ GD-ĐT xem như không có chuyện đó - không có chuyện Bác Hồ đã xoá bỏ chuyên ban và Luật Giáo dục không cho phép thực hiện chuyên ban! Ông Mạnh Hảo đã có lần tố cáo Bộ GD-ĐT nói dối Chính phủ. Tôi nghĩ nói như vậy còn nhẹ. Với những cứ liệu ông Hảo đưa ra, phải nói, Bộ GD-ĐT chẳng thèm để ý tới lời giáo huấn của Bác, cũng như nghị quyết của Quốc hội, mới đúng.

Chuyên ban hay không chuyên ban đều có lý do của nó. Người Pháp chủ trương chuyên ban vì họ chỉ cần những con người đập đi hò đứng, không cần có suy nghĩ và hành động độc lập, bằng kiến thức, bản lĩnh của mình. Ta khác. Ta cần những con người không những phải có kiến thức toàn diện, mà còn phải có nhiều phẩm chất khác. Tất cả những thứ đó phải được gieo trồng từ bậc phổ thông.

Cùng với chủ trương chuyên ban, chủ trương học nhiều thi ít lại là một cú thứ hai vào mục tiêu của ngành.
Chủ trương chuyên ban đã đẩy con em chúng ta vào con đường học ở ban nào chỉ chúi mũi vào các môn của ban đó, không thèm để mắt vào các môn của ban khác; cuối năm, cuối khoá thiếu điểm thì đã có thầy cô giáo. Chủ trương học nhiều thi ít - học 12-13 môn, nhưng chỉ thi tốt nghiệp 4 môn, kêu gào mãi nâng lên 6 môn, nhưng cũng phải năm học 2003-2004 mới thực hiện - khiến cho những em không chuyên ban cũng không thèm học những môn biết trước không phải thi!

Dạy và học như thế, con người không méo mó mới là chuyện lạ! Xin đừng đưa ra những giải thưởng quốc tế ra đây mà biện hộ. Đấy là kết quả của nền giáo dục vì số ít, chứ không phải vì số đông như chúng ta mong muốn!
Đọc đến đây có thể có người hỏi: Vậy thì phải học cả và thi cả? Hiện nay mới có 4 môn mà đã chấm không kịp; nếu thi cả 13 môn, chấm đến bao giờ? Nếu thế, tôi xin hỏi lại: Tỷ lệ giữa học sinh và thầy cô giáo mấy chục năm nay có gì thay đổi ? Tại sao ngày xưa cũng với tỷ lệ đó, các thầy cô giáo chấm kịp, chấm hết, còn bây giờ thì không?

Tôi còn nhớ như in, năm 1961, chúng tôi thi tốt nghiệp phổ thông, vẫn thi hết, học bao nhiêu môn thi bấy nhiêu. Chỉ có điều không thi viết cả, mà có một số môn thi vấn đáp.

Thi vấn đáp, như nhiều người đã biết: cả thi và chấm diễn ra cùng một lúc, mất không đến mười lăm phút đối với học sinh.

Không hiểu tại sao sau này Bộ GD-ĐT lại bỏ cách thi này? Sợ thiên vị, không chính xác chăng? Cách đây mươi mười lăm năm điều đó có thể xảy ra. Còn bây giờ, khi chúng ta đã có đủ phương tiện trong tay - máy ghi âm - thừa sức để loại trừ nguy cơ đó.

Có thể thi viết kết hợp thi vấn đáp. Nhưng đã học thì phải thi. Học môn nào phải thi môn đó. Việc này thì phải được xem là một trong những yêu cầu không thể bỏ qua của bậc học phổ thông, nếu chúng ta còn chủ trương giáo dục phổ thông là giáo dục toàn diện. Đây là nguyên tắc chung cho mọi nền giáo dục tiên tiến khác.

Với Việt Nam ta, nguyên tắc đó càng phải được tôn trọng. Vì nền giáo dục của chúng ta không những phải tiên tiến, mà còn phải theo hướng XHCN, một định hướng mà theo đó sản phẩm của nó - con người - phải là con người XHCN, một con người không những phải có kiến thức toàn diện, hiện đại, mà phải có sức khoẻ bản lĩnh chính trị và tâm hồn nhân ái. Một thế hệ con người như thế không thể có với số đông, trong nền giáo dục khiếm khuyết như hiện nay.

Trên đây tôi chỉ mới trình bày và phân tích sự xa rời mục tiêu đào tạo của giáo dục phổ thông. Sự xa rời này còn thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác. Hy vọng sẽ có dịp trở lại vấn này.

Chân dung người học suốt đời

Học tập suốt đời trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân vì mục tiêu cuối cùng của các chính sách hay chương trình hành động giáo dục dù ở cấp độ quốc gia hay toàn cầu là giúp cho mỗi cá nhân đạt được những kiến thức, kỹ năng và thái độ mới để đối phó với những thay đổi nhanh chóng của hoàn cảnh xã hội.

Sự thay đổi quan niệm từ “giáo dục suốt đời” đến “học tập suốt đời” từ đầu thập kỷ 20 đến nay là quá trình từng bước đưa người học từ vị trí thụ động trở thành người chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập, nhất là đối với những người trưởng thành. Trong hoàn cảnh học tập suốt đời đang trở thành nguyên tắc cơ bản trong đổi mới giáo dục, hướng đến xây dựng một xã hội học tập ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, có lẽ cũng cần thiết để mỗi cá nhân tự soi mình trong “chân dung” một người học suốt đời (NHSĐ).

Người khám phá thế giới với thái độ chủ động và sáng tạo
Nhiều tác giả về học tập suốt đời nhấn mạnh về thái độ quan trọng đối với NHSĐ là thái độ của một người khám phá thế giới một cách chủ động và sáng tạo. Ronald Gross, tác giả của hai quyển sách best seller trên lĩnh vực này mô tả rõ nét hơn những tâm trạng của NHSĐ. Đó là những người luôn cảm thấy hài lòng với chính mình khi được học tập những điều mới mẻ. Tâm trí của họ cởi mở và thích thú với những kinh nghiệm, ý tưởng, thông tin mới dù cho họ đang thử nấu một món ăn hay lắng nghe một nhà khoa học mô tả công việc của họ. Đối với họ, học tập không phải là một công việc quá đặc biệt mà trở thành một phần trong thói quen hàng ngày. Họ cảm thấy hứng thú khi phải đối diện với những thử thách trong cuộc sống, từ việc giải một ô chữ trên tạp chí hay làm chủ cách sử dụng một chương trình vi tính mới.

Một đặc điểm khác của NHSĐ là họ ý thức rất rõ những điều mình không biết nhưng không trở nên buồn phiền, sầu não vì điều đó. NHSĐ hiểu rằng luôn luôn có những điều phải học thêm, hiểu biết sâu sắc hơn hoặc phải học để làm tốt hơn. VÌ không e ngại cái chưa biết của mình nên họ có thể đặt những câu hỏi “ngớ ngẩn” hoặc thừa nhận mình không hiểu khi lần đầu tiên vấn đề đó được giải thích. Thay vì giả vờ, họ sẵn sàng hỏi cho đến khi thực sự hiểu. Để rồi khi bắt tay vào làm việc, họ có thể sử dụng những kiến thức mới một cách nhanh chóng và tìm thấy được sự liên hệ giữa những điều đã biết với những kiến thức vừa được học.

Tự tin vào khả năng của bản thân để học tập và hiểu biết cũng là thái độ quan trọng khác của người học suốt đời. NHSĐ tin rằng mình có thể chiếm lĩnh được tri thức, những điều mình muốn biết bằng khát vọng mãnh liệt và đi theo phương pháp đúng. Đặc biệt, NHSĐ cũng tin tưởng rằng thời gian đầu tư cho học tập là khoản đầu tư tốt nhất cho sự phát triển của cá nhân và nghề nghiệp trong tương lai. Họ bắt đầu học tập những điều mới mẻ ngày hôm nay mà họ mong muốn cho những năm sắp tới.

Theo các tác giả của quyển Thăm lại học tập suốt đời trong thế kỷ 21 (Revisiting lifelong learning in the 21st century) động cơ học tập đúng đắn của NHSĐ dựa trên sự nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập đối với sự phát triển toàn diện của cá nhân và xem học tập là niềm vui trong cuộc sống. Đây là động cơ bên trong chi phối những ước muốn bên ngoài của việc học nhưng đạt bằng cấp, vị trí xã hội hoặc các nhu cầu vật chất khác. Hơn thế nữa, chính những động cơ này sẽ giúp người học phát triển tối đa những tiềm năng của cá nhân.

NHSĐ biết sử dụng những “công cụ” khám phá thế giới. Công cụ của NHSĐ là những kỹ năng xã hội cần thiết cho sự phát triển của cá nhân và thành công trong cuộc sống. Việc sử dụng Internet để tìm kiếm, thu thập và trao đổi thông tin là một kỹ năng đầu tiên không thể thiếu của NHSĐ. Tuy nhiên, NHSĐ cũng cần nắm vững những phương pháp học tập thông qua việc xem truyền hình, nghe phát thanh, đọc sách báo, đi bảo tàng, thư viện, nhà sách hoặc tham gia một câu lạc bộ sở thích. Theo học một chương trình đào tạo dài hạn hay dự một hội thảo hai ngày, gặp gỡ một giảng viên đại học hay một công nhân đi làm, đến giảng đường hay đi du lịch, v.v. đều là những trường học của NHSĐ.

Để có thể sử dụng tốt những cơ hội học tập như vậy, NHSĐ cần từng bước làm chủ những kỹ năng tư duy như: suy nghĩ tích cực, sáng tạo và có phê phán để đưa ra những quyết định đúng, phát triển và giải quyết vấn đề.. v.v. NHSĐ là người học trong môi trường xã hội nên những kỹ năng như giao tiếp, làm việc tập thể cũng cần được quan tâm rèn luyện.

Biết cách sử dụng những kinh nghiệm của bản thân ngày càng được xem là một kỹ năng quan trọng của NHSĐ. Vai trò của kinh nghiệm trở nên quan trọng đối với những người học đã trải qua và được giáo dục trong những môi trường học tập không khuyến khích vai trò chủ động và sáng tạo của người học hoặc ở đó những động cơ học tập bên ngoài chi phối động lực bên trong của quá trình học tập. NHSĐ phải biết hạn chế và loại bỏ những thái độ hay thói quen học tập gây trở ngại cho những suy nghĩ có phê phán và sáng tạo khi tiếp cận và giải quyết một vấn đề trong học tập hoặc trong cuộc sống, để kinh nghiệm trở thành một “nguồn tài nguyên” lành mạnh và thiết thực cho NHSĐ.

Bên cạnh việc sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, làm chủ một ngoại ngữ khác trở thành một công cụ quan trọng của một NHSĐ. Ngoại ngữ không chỉ giúp người học tiếp cận với tri thức thế giới mà còn để hiểu biết và chấp nhận những nền văn hoá khác. Sự giao lưu văn hóa diễn ra ngày càng đa dạng văn hoá đang được khuyến khích toàn cầu hiện nay chỉ có thể trở thành hiện thực khi có được sự hiểu biết lẫn nhau về văn hoá, trong đó ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng. Các chính sách xây dựng xã hội học tập suốt đời ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xem việc học thêm tối thiểu một ngoại ngữ là một nội dung quan trọng hàng đầu.

Người biết mình
Hiểu biết về bản thân là những kiến thức không thể thiếu được của một NHSĐ. Mục đích, nội dung và phương pháp học tập của NHSĐ cơ bản được quyết định dựa trên những hiểu biết về bản thân người học. Mục đích học tập của từng nội dung hay giai đoạn sống cần phù hợp với mục đích và triết lý sống của người học. Sự quan tâm, sở thích, niềm đam mê sẽ giúp những người học lựa chọn học cái gì. Đã trở thành một xu hướng phổ biến hiện nay trên Thế giới, các website về giáo dục từ xa hay tự giáo dục đều có những chương trình trắc nghiệm tâm lý, nhân cách giúp người học xác định “Tôi là ai?” “Tôi đang ở đâu và thực sự muốn đi đến đâu” khi bắt đầu một quá trình học tập dù để theo đuổi một bằng cấp dài hạn hay một chương trình huấn luyện kỹ năng ngắn hạn.

Ở một khía cạnh khác, không phải ngẫu nhiên mà những kết quả nghiên cứu mới nhất về bộ não thường được giới thiệu trong các hội nghị về học tập suốt đời trên Thế giới. Ý thức được rằng vùng lãnh thổ trên Trái đất con người ít biết đến nhất chính là khách cách từ hai lỗ tai như một nhà khoa học Pháp đã ví von, tác giả Ronald Gross dành chương thứ hai của quyển Học tập đỉnh cao (Peak Learning-1999) để tóm lược những phát hiện mới nhất về não bộ và tâm lý học thần kinh đã làm thay đổi sâu sắc những lý thuyết về học tập. Dựa trên những kiến thức khoa học đó, Ronald Gross cho rằng NHSĐ biết tối ưu hoá khả năng hoạt động của bộ não bằng việc chấp nhận những thử thách trong học tập khi tiếp cận với những vấn đề mới mẻ và khó khăn. Bên cạnh đó, NHSĐ là người biết khai thác và sử dụng hợp lý cơ cấu trí khôn để trong quá trình học tập không chỉ sử dụng những phép suy lý mà còn có tưởng tượng, sử dụng cảm xúc, kể cả trực giác. Cuối cùng vì bộ não người là một tổ chức năng động, có thể phát triển (sinh ra những tế bào và các mối liên hệ giữa các vùng trong não bộ) qua thời gian nên việc học tập suốt đời sẽ giúp cho NHSĐ có được một bộ não luôn khoẻ mạnh và trẻ trung.

Bức chân dung của NHSĐ sẽ trở nên hoàn thiện với hình ảnh một người tự định hướng (self-direction) quá trình học tập của bản thân. Tự định hướng trước hết cần được thể hiện bằng những chương trình học tập cụ thể cho từng năm hay giai đoạn trong cuộc đời trong đó những nội dung học tập sẽ vô cùng phong phú và thiết thực với nhu cầu của bản thân người học như: học thêm ngoại ngữ, nâng cao khả năng giao tiếp hoặc nói chuyện trước đám đông, học cách quản lý nhóm hay nghệ thuật bán hàng, .v.v.

Tự định hướng còn giúp người học lựa chọn một cách tiết kiệm và hiệu quả những chương trình học tập hay những nguồn tài nguyên hết sức đa dạng và phong phú trong xã hội hiện nay. Nâng cao khả năng giao tiếp không nhất thiết phải đăng ký một khoá học về nghệ thuật giao tiếp mà có thể đọc sách báo, xem truyền hình băng video để tìm hiểu và quan trọng hơn là thường xuyên áp dụng những nguyên tắc giao tiếp mỗi ngày hoặc tham gia một câu lạc bộ, đội nhóm nào đó.

Tôn vinh thầy cô bằng... tiền bạc?

Lòng biết ơn - ấy là món quà
lớn nhất con dành tặng cô.

Gần đây, cứ đến tháng 11, nhiều cửa hàng lại tung ra những món quà độc đáo. Có những món quà mà người thu nhập thấp không bao giờ dám mua vì giá của chúng bằng cả tháng lương. Vậy thì ai là người mua những món ấy? Chắc chắn là những phụ huynh hoặc học sinh giàu có. Họ mua để tặng thầy cô giáo nhân Ngày nhà giáo VN 20-11.

Hình ảnh những phụ huynh đến ngày 20-11 chở hàng chục túi quà đắt tiền đến từng nhà phân phát cho các thầy cô dạy con em mình không còn lạ đối với mọi người ngày nay. Có những phụ huynh suốt năm học không bao giờ đến gặp thầy cô để hỏi thăm việc học của con em mình. Đại hội cha mẹ học sinh tổ chức ở lớp, giáo viên chủ nhiệm mời họ cũng không đi.

Thế nhưng đến Ngày nhà giáo thì họ lại tìm đến tận nhà để "chúc mừng" thầy cô bằng những món quà sang trọng đắt tiền. Phải chăng phụ huynh khi tặng thầy cô những món quà đắt tiền là gửi cho thầy cô một "thông điệp": "hãy nhẹ tay" đối với con em của mình? Và người giáo viên khi nhận một món quà đắt tiền coi như đã "mắc nợ" và không thể "nặng tay" đối với "chủ nhân con" của món quà ấy?

Dần dần việc tặng quà nhân Ngày nhà giáo đã hình thành trong một bộ phận học sinh suy nghĩ lệch lạc: phải tặng quà thầy cô giáo mới là biết ơn thầy cô, quà tặng càng đắt tiền thì lòng biết ơn càng lớn (!).

Sau ngày đất nước thống nhất, tôi đang học trung học. Mỗi năm đến ngày 20-11, lớp chúng tôi và nhiều lớp khác cũng có tổ chức kỷ niệm Ngày nhà giáo. Ngày ấy toàn trường chúng tôi chỉ học buổi sáng nên các lớp đều tổ chức kỷ niệm vào buổi chiều.

Lễ kỷ niệm diễn ra thật giản dị: không bánh, không trà và cũng không quà nhưng thật vui và có ý nghĩa. Học sinh nào có khả năng văn nghệ sẽ giúp vui vài bài hát theo kiểu "cây nhà lá vườn". Thầy cô dạy lớp được mời đến dự kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm vui buồn thời đi học cũng như trong nghề nghiệp. Lồng trong những câu chuyện ấy là những bài học giáo dục rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc mà đến ngày nay chúng tôi vẫn còn nhớ. Rồi cả lớp - không phân biệt giàu nghèo - cùng đi đến nhà những thầy cô không đến dự được hoặc thầy cô cũ để chúc mừng.

Kể lại những chuyện ấy chắc lớp học sinh ngày nay cho là chúng tôi lạc hậu, quê kệch. Có lẽ các em cho rằng phải tặng thầy cô những món quà đắt tiền mới là biết ơn thầy cô (!). Còn một số phụ huynh bảo phải tổ chức những buổi liên hoan mặn tưng bừng, phải ép các thầy (có khi cả các cô) uống say đến độ "quên đường về" thì mới là biết cách tổ chức Ngày nhà giáo!

Ngày 20-11 lại đang tới. Mong sao ngày này được trả lại đúng nghĩa của nó là ngày tôn vinh thầy cô giáo. Đừng để những món quà trên mức tình cảm làm vơi đi ý nghĩa thiêng liêng của ngày lễ ấy.

Nguyễn Anh Dân - Tuổi Trẻ

Cuộc rượt đuổi bằng cấp

Cao học, đang được các bạn trẻ hướng tới khi tốt nghiệp ĐH
Ra trường thất nghiệp, chưa biết về đâu thì... làm cái cao học (nghe thật sang). Có việc rồi nhưng trốn việc, cao thủ nhất là xin cơ quan cho đi học.

Bất mãn sếp, đi học! Thấy đứa trẻ hơn ngồi ghế trên mình, ngứa mắt, cũng đi học!

Tóm lại, cứ bị ức chế thì nên đi học. Một công đôi việc, rất văn minh! Nhưng đi học để làm việc, hay chỉ là rượt đuổi bằng cấp?

Du học = chuyến du lịch nhọc nhằn

M. là hoạ sĩ trình bày trong một tờ báo. Giỏi ngoại ngữ, ham học hỏi, cô suốt ngày kỳ cạch lên mạng tìm học bổng nước ngoài. Kiếm được một khoá học 2 năm tại Pháp đúng chuyên ngành, M. viết lá đơn dài 3 trang A4 gửi tổng biên tập, tha thiết mong ông... giữ chỗ cho cô ngày trở lại.

Những ngày tháng ở Paris lung linh như giấc mơ của M. Các giờ lên lớp với cường độ học cao giúp cô khám phá những năng lục mới của bản thân.

Cuộc sống mới, tư duy mới. Không còn điệp khúc "lấy chồng đi" của phụ huynh và vô số những người trưởng thành đáng kính ở cơ quan. Không ô nhiễm và mất điện. Không cả những bức bối công sở. Lần đầu tiên M. được tự mình quyết định tất cả những vấn đề của bản thân theo cách của một người phụ nữ hiện đại và độc lập. Cám dỗ đó không dễ gì từ bỏ. Cùng lúc M nhận ra những kiến thức cô học được rất khó áp dụng cho việc làm báo ở trong nước. Nó đòi hỏi quá nhiều trang thiết bị hiện đại đồng bộ đi cùng, và tất nhiên cùng với một lối làm việc khác hẳn. Cô bắt đầu... ngại trở về.

Nhưng ở lại thử thách còn lớn hơn. Làm việc tại các tờ báo ở Paris với M. gần như là điều không tưởng, bởi trình độ của cô không là gì so với các đồng nghiệp bản xứ chưa kể những trở ngại về mặt ngôn ngữ. Để ở lại Paris một cách hợp pháp chỉ còn cách học tiếp.

Lần thứ hai này phức tạp hơn cô tưởng nhiều. Không chỉ tìm kiếm một học bổng mới, cô bắt buộc phải tìm được một người Pháp đủ uy tín để bảo lãnh mình ở lại. Sau đó là tìm chỗ ở mới và công việc làm thêm. Trầy trật, chứng minh mãi cũng xin được một khoá học nâng cao 18 tháng trả 50% học phí.

Sáng đến trường, chiều thực hành, tối rửa bát tại các nhà hàng từ 6 - 23g. Ngày nghỉ lại chạy te tua đi cắt cỏ thuê. Nợ môn chồng chất không trả được, nguy cơ phải về nước sớm. Những giờ ngủ gục trên giảng đường, Paris với M. giống như một chiếc máy giặt không lồ, quay- vắt, quay- vắt. Kiệt sức và đơn độc, càng ngày M càng biết rõ mình không phải là nàng công chúa trong "kinh đô ánh sáng".

Nhưng trở về bây giờ có nghĩa là là lại cuộc sống cũ, đặt bước chân ở đúng điểm đã ra đi, trong khi bạn bè đều đã kịp thăng tiến. Gần 4 năm "du học Pháp" của M. bỗng chốc chỉ còn ý nghĩa như một chuyến du lịch nhọc nhằn.

Đúng lúc hoang mang nhất thì M. nhận được một lời tỏ tình, từ người đàn ông nơi M. đến làm thuê, đang ly thân với vợ. Đọc được khát khao ở lại của M, nên ông ta bình thản đưa điều kiện nếu cô đồng ý về sống chung, ông ta sẽ nuôi M. ăn ở, và trả học phí đến khi nào cô... chán học thì thôi! Sau ba ngày suy nghĩ, M. gửi thư về gia đình: "Con chuẩn bị bước vào một khóa học mới".

Học - để đi qua các ga xép

Tốt nghiệp ĐH Sư phạm, không một ngày lưu luyến thủ đô, chị D. đón tàu tốc hành lên vùng cao. Vùng cao thấy giáo viên trẻ mừng hùm. Sáu tháng sau chị vào biên chế. Năm nữa chị trở thành đảng viên trẻ. Vào Đảng rồi tự nhiên thôi phấn đấu chẳng hoá ra là kẻ cơ hội à, nên chị D. nhất định xin đi học để được phục vụ lâu dài trong ngành giáo dục.

Chẳng mấy chốc chị nổi tiếng trong lĩnh vực săn chỉ tiêu đi học. Bất kỳ lớp nào, từ trung cấp chính trị đến bồi dưỡng giáo viên ngắn hạn. Xen kẽ các lớp tiếng Anh và vi tính, vì theo chị D. tương lai học sinh Tày, Nùng cũng phải hội nhập. Trong khi nhiều đồng nghiệp nữ bìu ríu chuyện chồng con, nghe tới học là lè lưỡi "ngại chết!" thì chị sáng ngời như một tấm gương về sự cầu tiến. Tại các hội nghị của tỉnh kêu gọi quyền bình đẳng cho phụ nữ, chị đều được mời lên đọc báo cáo với tư cách điển hình.

Có thầy giáo già trong trường ngồi cộng cộng, trừ trừ tính ra trung bình mỗi năm chị D. gặp học trò khoảng 20% thời gian, còn lại là đi học. Thầy lẩm cẩm tính thế chứ giáo viên mà không được đứng lớp cũng thiệt thòi lắm. Cấp trên nhìn thấy sự hi sinh của chị nên hai năm sau chị D. được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng.

Cương vị mới đòi hỏi những kỹ năng mới, lần này chị được cử đi học quản lý. Chị trở về rất nhiệt tình công tác, nhưng tự nhiên mọi người cứ cảm thấy cái huyện miền núi này chật chội với chị thế nào ấy. Nên chị D. vừa ngỏ lời xin chuyển về nơi chị đã "nhìn ngắm vận động" trong thời gian đi học, nhà trường dù tiếc lắm cũng đành đồng ý. Ai nỡ ngáng trở con đường phát triển của cán bộ trẻ! Thế là nước mắt rưng rưng chia tay học trò thân yêu, chị đi xuống vùng thấp hơn, Phòng Giáo dục huyện.

Ở đời càng học càng thấy mình có nhiều lỗ hổng. Làm việc được một thời gian chị D. đề xuất với lãnh đạo Phòng được đi học nâng cao. Để đáp ứng yêu cầu công việc, tốt quá! Tấm gương không mệt mỏi của chị lại được mang ra cơ quan cho mấy cô cậu mới ra trường noi theo.

Lần này chị D. rời núi xuống thủ đô làm cao học. Hoãn kế hoạch sinh con, để chồng lại quê nhà, Chị mang nồi niêu bát đĩa về lại trường cũ. Như cá gặp nước, chị tung tăng trong môi trường của mình.

Học phí có nhà nước trả, ban ngày chị thả hồn trên giảng đường tốt thong thả đạp xe quanh Hồ Gươm, chả lo nghĩ gì. Chị thấy lòng phơi phới như thời sinh viên. Muốn học, học nữa, học mãi! Ngày bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ chị nói một câu làm các giáo sư mát rượi cả người: "Em sẽ thu xếp để xuống làm nốt cái "tiến sĩ!".

Nhưng cả phòng giáo dục chỉ mỗi mình chị thạc sĩ. Sếp mới là cử nhân tại chức, bàn công việc bây giờ đã thấy gượng, nói gì khi chị thành bà "đốc-tờ". Chỗ của chị ở trên tỉnh mới đúng. Năm trước năm sau D. được "xin" về làm chánh văn phòng Sở, ai cũng thấy hợp lý. Cán bộ vừa hồng vừa chuyên lại khéo "anh à anh ơi" bây giờ mới lên đến đây là muộn đấy. Chỉ có D. là biết Tỉnh vẫn chỉ là ga xép. Mà muốn đi tiếp thì chị phải làm nghiên cứu sinh thôi.

Bế tắc quá... đi học thôi

Ra trường thất nghiệp, chưa biết về đâu thì... làm cái cao học (nghe sang chưa). Có việc rồi nhưng trốn việc, cách cao thủ nhất là xin cơ quan cho đi học. Bất mãn sếp, đi học! Thấy đứa trẻ hơn ngồi ghế trên mình, ngứa mắt, cũng đi học! Tóm lại, cứ bị ức chế thì nên đi học. Một công đôi việc, rất văn minh!

Thi cao học không mở được phao, trượt thì về làm tạm cái văn bằng hai. Kiến thức có bao giờ thừa. Có bằng Văn rồi hả, học thêm Quản trị kinh doanh cho nó hoành tráng. Còn nếu Kế toán thì biết tí Luật để "lách" dễ hơn. Mỏ địa chất rồi phải kèm tí Địa lý nhân văn, để trở thành con người toàn diện hiểu biết cả tự nhiên lẫn xã hội. Nếu những bằng cấp ấy không sử dụng được vào đâu thì ít nhất cũng cảm thấy mình không tụt hậu mỗi khi họp lớp, hoặc về nhà chồng khỏi tự ti là mình nghèo "trang sức".

Trí thức bây giờ gặp nhau phải ríu ran "đã phổ cập xong phổ thông cấp 4 (cao học) chưa?" hay "đã "xoá mù" tiến sĩ chưa?". Công tác ở viện hay trường, xác định làm xong luận văn thạc sĩ thì đến luận án tiến sĩ, trước sau gì cũng phải làm, giống như phải sinh hai đứa con cho đủ tiêu chuẩn, thì làm luôn một lèo cho xong. Nghỉ lâu quá đâm ngại. Vả lại chỉ nghe nói "làm" thì tốn kém chứ có mấy ai bảo vệ không thành công đâu.

Theo Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010, 5 năm nữa Việt Nam phấn đấu có 38 nghìn thạc sĩ và 15 nghìn tiến sĩ. Nhìn vào tinh thần học tập hừng hực của nhiều người, ta tự tin sẽ vượt chỉ tiêu!

Báo Sinh viên Việt Nam

Hướng nghiệp sớm cho học sinh

Một sự thực
Có bao nhiêu người trên 18 tuổi ở nước ta khẳng định chắc chắn rằng họ đã được hướng nghiệp rõ ràng, đầy đủ khi họ chuẩn bị rời ghế phổ thông? Thực tế là, phần đông học sinh đến đầu lớp 12 (hoặc nhiều trường hợp muộn hơn) khi đặt bút làm hồ sơ thi vào ĐH-CĐ... mới vỡ lẽ rằng các em biết quá ít, quá nông về các nghề nghiệp trong xã hội.

Và dường như hầu hết sự quan tâm của giới học sinh dồn vào những nghề mà theo các em là hấp dẫn, sạch sẽ và hào nhoáng: lập trình viên, tiếp viên hàng không, phóng viên, kỹ thuật viên... Và chỉ khi góp một vào mươi nghìn bài thi điểm O, góp mình vào hơn 80% có tổng điểm thi ĐH dưới 15, những nghề nghiệp khác mới được các cô tú cậu tú nhìn nhận tới. Sự "thức tỉnh" có, đang diễn ra, nhưng quá chậm.

Một cách làm
Thay cho giờ sinh hoạt cuối tuần dằng dặc buồn tẻ, hai tuần một lần, trước mắt là học sinh khối 12 cùng tập trung để nghe và để hỏi về các nghề nghiệp khác nhau, từ nghề phổ thông nhất đến đặc biệt nhất, từ nghề cổ xưa nhất đến nghề hiện đại nhất.

Diễn giả, trong những trường hợp không thể khác được, mới là những thầy cô đã quen thuộc của trường. Còn lại nên là những người đang làm chính cái nghề mà buổi hướng nghiệp quan tâm. Họ sẽ nói sẽ trả lời cho học sinh thấy được sự cần thiết của một nghề nào đó, nơi đào tạo, cơ hội tìm việc, khả năng phát triển trong nghề, những phẩm chất cần có của người theo nghề, những niềm vui và sự hy sinh cho nghề... Nếu có cơ hội, nhà trường - hội phụ huynh - địa phương kết hợp với các cơ quan, doanh nghiệp đưa một nhóm học sinh đến tìm hiểu trực tiếp về công việc.

Tìm ở đâu những người tham gia hướng nghiệp như trên ư? Một trăm học sinh thì sẽ có hai trăm bậc cha mẹ, chẳng lẽ ngần ấy người lại chỉ làm có một nghề? Bao nhiêu khoá học sinh đã ra trường (của riêng trường phổ thông đó) chẳng lẽ lại không ai có một nghề?

Hướng nghiệp chỉ là một trong vô vàn chuyện của giáo dục. Không quá khó, không phải chuyện xa vời, nhưng hình như mọi người đang cùng nhìn nhau chứ không phải nhìn học sinh. Trong khi chờ - như đang chờ nhiều điều khác, các nhà trường và các bậc cha mẹ cần chủ động và sáng tạo.

Bảo Bình

Tản mạn về chuyện đọc

Câu hỏi mà chúng tôi, những người làm nghề dạy học, thường nghe là sách nào cần đọc; mượn ở đâu hoặc giá cả như thế nào? Tuyệt nhiên không có bất kỳ sinh viên nào hỏi thầy cô cách thức đọc cuốn sách đó. Hình như việc đọc là chuyện đương nhiên của những người biết chữ. Nhưng nếu như biết chữ rồi mà không biết đọc thì học chữ để làm gì?


Thực ra, chỉ nói riêng chuyện "vui chơi", ngay cả Nguyễn Du cũng phải lắc đầu vì nó "lắm công phu". Vậy thì sự học dĩ nhiên phải khó gấp vạn lần.

Từ khi biết đọc, bàn tay tôi đã tập cách để giở khá nhiều trang sách. Nhưng để giở đúng và hiểu đủ là việc không dễ dàng.

Có những cuốn sách làm ta thất vọng, nặng trĩu cảm giác hao hụt mà không hề có một chút thỏa mãn nào. Ngược lại, có rất nhiều cuốn cho ta hạnh phúc dù phải thao thức suốt đêm vì nó. Vậy thì vì sao con người lại lãng phí nhiều thời gian đến thế cho những điều vô bổ?

Câu trả lời chỉ đến sau khi đi hết cuộc đời. Có lẽ bởi vậy nên tôi mạo muội viết ra đây những lời tâm huyết với mong muốn duy nhất là những người đến sau không phải đi qua những khúc quanh không đáng có. Tất nhiên sẽ có rất nhiều điều tôi viết không còn là những chuyện mới.

1. Công việc đầu tiên nhất định phải biết là việc chọn sách. Chúng ta không thể đọc tất cả những điều cần biết, nhưng có thể có đủ thời gian để đọc những điều cần thiết.

Sự mênh mông và đa dạng của tri thức nhân loại là người dẫn đường tồi cho những người ham hiểu biết. Hãy nhớ rằng phải ưu tiên cho những cuốn sách mà thầy giáo buộc phải đọc. Chưa hẳn thầy giáo đã đúng nhưng kinh nghiệm của thầy là cơ sở đáng để tin cậy.

Còn những người đã rời ghế nhà trường rồi thì sao? Hãy đọc những gì mình thích. Một nguyên lý của muôn đời là chúng ta không chỉ thích những gì mình thiếu.

2. Những cuốn sách hay hoặc một bài báo hay trước hết phải có một cái tên hay. Tôi ít thấy điều ngược lại. Những tên sách như Cuốn theo chiều gió, Đứng trước biển tự nó đã thông báo nhiều vấn đề dù chúng ta chưa đọc.

Trong báo chí cũng vậy. Những cái tít tương tự như Mua danh ba vạn bán danh... ba hào, Ông Mê Man cuốn hút người đọc nhiều gấp bội lượng con chữ mà bài báo đem đến.

Phần lớn các tên sách hoặc tên một bài báo đã là điểm trọng tâm - điều cơ bản mà người viết muốn chuyển tải đến người đọc.

3. Nguyên tắc đầu tiên của việc đọc là nhất thiết phải gắn liền với việc ghi chép. Nằm dài trên giường để đọc một cuốn sách hay là một trong những điều thú vị tuyệt vời. Nhất là khi ngoài trời có tí tách hạt mưa, có một nỗi niềm cần phải quên.

Tuy nhiên đó là cách tốt nhất để làm cho việc đọc trở thành sự lãng phí tuyệt vời. Cảm giác thích rồi... quên. Thói quen ghi chép buộc chúng ta, từ vô thức, có trách nhiệm với điều mình đọc. Nói cách khác, buộc tư duy không thể lười biếng.

Hơn nữa, việc ghi chép sẽ làm cho quá trình mã hóa tri thức để chuyển vào bộ nhớ trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Việc thường xuyên ghi chép còn tạo nên lợi thế không gì so sánh nổi: luyện tập khả năng hệ thống hóa và phân loại tư liệu.

Việc ghi chép còn có ý nghĩa rất lớn trong tương lai - những mảnh rời rạc của tri thức luôn luôn rất có thể cần thiết cho một ý tưởng mới mà sự mù mờ của hiểu biết chưa thể xác định được. Câu hỏi đặt ra là ghi như thế nào? Điều cần ghi nằm trong những tiêu chuẩn sau:

- Đó là những điều tạo nên sự hứng thú mà ta chưa gặp bao giờ.

- Kiến thức đó có vấn đề (hoặc nhiều vấn đề) liên hệ đến chuyên môn mà chúng ta quan tâm.

- Một ý tưởng khác lạ - thậm chí sai trầm trọng so với các quan niệm truyền thống. Cần nhớ là trong khoa học, một nhận xét càng gai góc bao nhiêu thì càng đáng để ghi chép bấy nhiêu.

- Một chân lý hiển nhiên (châm ngôn, cách ngôn...)

- Một nguyên tắc của lý thuyết nào đó.

4. Sau khi đọc xong một chương, một phần hay cả cuốn sách cần phải hệ thống sơ bộ kiến thức thu nhận được. Từ đó cho phép người đọc hiểu rõ những luận điểm cơ bản nhất. F. Anghen luôn nhấn mạnh rằng "Khoa học bắt đầu từ việc so sánh".

5. Nếu có thể, hãy trao đổi ngay vấn đề mình vừa đọc với người khác. Thật là tuyệt vời khi người ấy đã hoặc đang đọc cuốn sách, bài báo ấy.

Còn ngược lại thì hãy tìm một đồng nghiệp, bạn học để trao đổi. Kinh nghiệm cho thấy chúng ta sẽ khó có khả năng quên điều đã trải qua, thử thách thật sự là tính nghiêm túc của tranh cãi.

6. Đến đây sẽ có câu hỏi đặt ra: khi gặp phải một cuốn sách ta nghĩ là cần thiết nhưng khó đọc vì khó hiểu thì làm thế nào? Một câu hỏi nan giải.

Những tác phẩm loại này thường là sách triết học hoặc chính trị. Trước hết phải tập cách để "bóc" lớp vỏ ngôn từ - mà các triết gia và các nhà chính trị thì ngày càng viết và nói một cách đầy khó hiểu. Chẳng hạn, để mỉa mai việc Pháp quên quá nhanh công lao Mỹ giải phóng nước Pháp, viện trợ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Tổng thống Mỹ G. Bush nói rằng "Người Pháp có thói quen chỉ thích nghĩ đến hiện tại"!

Bước thứ hai là sau mỗi chương, nhất thiết phải tóm tắt nội dung mà mình lĩnh hội. Đấy là cách hiểu ngắn để từ đó chúng ta đạt đến khả năng hiểu nhiều.

7. Cho đến "công đoạn" này, quá trình tri thức hóa của chúng ta vẫn chỉ giới hạn ở mức độ "bắt chước" (immitation). Cái đọc được chỉ thành cái có được khi ta biết cách "tiêu hóa" nó (Indigennization). Từ indigennization có tài liệu dịch là "bản địa hóa"; nhưng theo tôi, diễn đạt như thế là kém chính xác.

Cách dịch một đoạn văn, cũng như cách hiểu đối với một cuốn sách, đôi khi giống với cách hiểu về phụ nữ: chung thuỷ thì thường là ít đẹp; ngược lại, những người đàn bà đẹp thường là không chung thủy - hơn 100 năm trước, một người Pháp đã nói như thế.

Việc "tiêu hóa" tri thức sẽ chấm dứt khi mỗi người bước sang giai đoạn 3: sáng tạo (innovation). Chắc chắn sẽ có người hỏi: "Làm sao có thể sáng tạo được?" Xin trả lời rằng chỉ trừ một số kẻ ngu dốt bẩm sinh còn thì bất kể ai, bất kể trình độ nào cũng có thể tìm ra một cái gì đó mới mẻ. Hãy tự tin và đừng cúi đầu trước bất kỳ tượng đài nào.

8. Để cho việc đọc không bị gián đoạn, cần phải có kế hoạch cụ thể. Chẳng hạn, hãy đọc thật tập trung trong một giờ - vừa đọc vừa ghi chép, 30 hay 40 trang sách sau đó buộc mình trong một buổi phải đọc 120 trang hoặc 150. Chưa xong chưa rời khỏi bàn.

Đây là cách mà nhờ nó, suốt bốn năm rưỡi thử thách độ chai bền của những chiếc ghế, tôi đã đọc được khá nhiều những cuốn sách khó...

9. Đừng nên đọc mãi một loại sách. Đây là cách nghỉ ngơi bằng công việc. Tất nhiên cách này sẽ làm gián đoạn quá trình tư duy nhưng cần thiết.

10. Lớp trẻ ngày nay khó đọc hơn. Đây là một tất yếu vì chúng ta đang sống trong thời đại của máy tính, truyền hình. Nhưng chắc chắn là không có một phương tiện nghe nhìn nào có thể thay thế việc đọc.

Người Nga hoàn toàn có quyền tự hào họ là dân tộc đọc nhiều nhất trên thế giới: chỉ riêng thành phố Mátxcơva đã có đến 1.500 thư viện. Rõ ràng tri thức và tình yêu là hai điều không thể mua được, nhưng mỗi chúng ta phải liên tục trả giá cho nó, từng ngày. Sự hiểu biết - văn hóa là "công việc" di truyền khó khăn nhất của con người.

Hãy tập cách giữ gìn mỗi cuốn sách mà ta có và, hơn nữa nhất thiết phải cố để hiểu cho bằng được cách thức sử dụng chúng một cách tốt nhất. Sách không phải để trưng bày, càng không phải sinh ra cho bụi bặm của thời gian và mạng nhện của cuộc đời giăng kín.

Muốn thế, phải rèn cho được thói quen đọc mỗi ngày. Tôi biết chắc những người ngày nào cũng đọc hầu hết đều là những người có thể đứng ngang hàng với sự hiểu biết.

Dù nhiều năm đã trôi qua, nhưng bao giờ tôi cũng có cảm giác khó tả khi đọc câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du: "Cảo thơm lần giở trước đèn..." Một người như Nguyễn mà phải lần để giở những trang sách hay đủ chứng tỏ việc đọc sách khó đến mức nào!

Hà Văn Thịnh - Báo Quốc tế

Nói trước đám đông: chuyện nhỏ!

Nào, hãy cố gắng vượt qua sự lo lắng!
Phát biểu trước đám đông hay khi bị phỏng vấn đôi khi không phải là chuyện dễ dàng. Mặt đỏ tía tai, người run lẩy bẩy, đổ mồ hôi hột... là những triệu chứng của căn bệnh "ngại tiếp xúc".

Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi đó? Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn những kỹ năng cần thiết để bạn có thể khẳng định: Nói trước đám đông chỉ là chuyện nhỏ.

Không ai chờ đợi một bài phát biểu hoàn hảo từ bạn

Đừng bao giờ cố cất công đi tìm một bài phát biểu hoàn hảo vì thực chất không bao giờ có bài phát biểu nào hoàn hảo hết. Vả lại, cũng chẳng ai mong được nghe một bài phát biểu hoàn hảo. Mọi người chỉ quan tâm đến bạn phát biểu điều gì chứ không ai để tâm đến chuyện bạn làm thế nào với bài phát biểu đó cả.

Chính vì bạn cứ loay hoay muốn có một bài phát biểu hoàn hảo mà nhiều khi lại ngăn cản bạn nói với lối diễn đạt đơn giản và trực tiếp vào vấn đề. Điều đó lại càng khiến cho bạn cảm thấy rằng bài phát biểu của mình thất bại và bạn tin rằng người nghe nhận xét không tốt về mình. Sự căng thẳng sẽ làm bạn mất tự tin và hạn chế khả năng của bạn, dẫn đến các hiện tượng như đã thấy ( đỏ mặt, run rẩy…) đồng thời, lấy mất cơ hội để bạn đưa ra những ý tưởng hay.

Chú ý tới các nguyên nhân khiến cho bạn thiếu tự tin trước mặt mọi người

Những lo lắng, sợ hãi này từ đâu mà ra? Một nhà tâm lý học đã khẳng định rằng: Cội nguồn của sự sợ hãi này có rất nhiều, có thể do di truyền, giáo dục, văn hóa, cá tính của từng người... và sự kết hợp giữa chúng nhiều khi không biểu hiện rõ ràng.

Có như thế bạn mới thấy mình mạnh mẽ hơn, bình tĩnh và tự tin hơn khi phát biểu. Bạn có thể học cách xác định rõ ràng các tình huống bạn sẽ gặp phải, phân tích nguyên nhân dẫn đến các vấn đề đó và tìm cách xử lý

Đừng tự hỏi mình "Ta có nên nói thế hay không?"

Bạn phải hình thành trong đầu mạch dẫn của bài phát biểu, chính ý tưởng chủ đạo này sẽ cho bạn những đường đi mạch lạc, những điều bạn cần thông tin đến mọi người. Mạch dẫn sẽ giúp bạn tổ chức bài nói và định trước những câu hỏi mọi người có thể đặt ra cho bạn.

Hãy chú ý tới giọng nói, nhịp thở và tư thế của bạn

Bạn cần phối hợp các yếu tố đó thật nhịp nhàng, chúng sẽ giúp cho bạn phát biểu tự tin hơn. Giọng nói nên nhẹ nhàng vừa đủ nghe, không to quá cũng không nhỏ quá. Cơ thể cần được thả lỏng và đứng ở vị trí thuận lợi. Như vậy bạn sẽ lấy lại được bình tĩnh và tự tin vào bản thân. Có như vậy mới tập trung hoàn hảo vào bài phát biểu của mình mà đối thoại với mọi người.

Chuẩn bị trước nội dung và phong cách cho bài phát biểu

Bạn cần biết sử dụng các kỹ thuật nói, chúng cho phép sắp xếp các trình tự nội dung của bài nói "Bây giờ tôi sẽ đề Cập đến chương 2…" hoặc "bây giờ tôi xin chuyển qua vấn đề…" sẽ làm cho bài nói của bạn mạch lạc hơn.

Nắm lấy tất cả các cơ hội được phát biểu trước mọi người

Nắm vững được phát biểu cũng là một cách để tập luyện. Vì vậy, hãy tranh thủ các cơ hội như trong cuộc họp gia đình, trò chuyện với bạn bè… để tập cho mình cách phát biểu và làm quen với tình huống bất ngờ xảy ra khi mọi người chất vấn bạn.



Và bây giờ tại sao không thử phát biểu một bài trước những người bạn của bạn?

Báo Sinh viên Việt nam

Duy trì sự sáng suốt trong công việc

- Luôn có những giây phút nghỉ ngơi trong ngày, nó giúp đầu óc bạn sáng suốt hơn và giảm bớt áp lực. Có những cách cực kỳ đơn giản như đi lấy một ly nước mát để uống cũng có thể mang lại hiệu quả mà bạn không ngờ tới.

- Đăng ký tham dự những lớp thể dục thư giãn vào buổi trưa hay sau giờ làm việc. Đó là một cách giúp bạn “đổi gió”.

- Để một ngày làm việc trở nên trôi chảy, cố thực hiện theo các bước: tập trung những phần việc khó khăn phức tạp nhất vào buổi sáng là lúc mà bạn sung sức nhất, và giảm dần cường độ vào cuối ngày khi cơ thể bạn đã cảm thấy mệt mỏi.

- Thử nghe nhạc, đặc biệt là những âm thanh thiên nhiên như tiếng sóng vỗ, tiếng chim hót để thư giãn. Nếu đang giờ làm việc thì có thể sử dụng tai nghe.

- Trong một tuần bạn thử đi làm sớm hơn hoặc ở lại công ty trễ hơn một lần, như vậy bạn có thể làm thêm được một số việc khi thay đổi giờ giấc thường lệ.

- Thường xuyên nhìn lại công việc của mình, khẳng định những khả năng và lợi thế mình có để luôn thấy mình đang thăng tiến trong nghề nghiệp. Điều này cũng khiến cấp trên luôn ghi nhận, đánh giá đúng năng lực của bạn.

- Không để những lời đồn thổi (thường là những tin xấu) trong công ty ảnh hưởng đến bạn. Một đồng nghiệp nào đó có thể đang làm lớn lên một chuyện nhỏ “như con thỏ” mà thôi.

- Nếu khung cảnh nơi bàn làm việc của bạn khô khan quá, có thể trang điểm bằng những vật dụng, đồ trang trí bạn thích. Một con mèo hay một chú chó nhồi bông có thể giúp bạn trở nên thư thái khá nhiều đấy.

Theo Tuổi trẻ

Sắp xếp tài liệu công việc khoa học

Người ta thường nói “cách sắp xếp tài liệu và công việc sẽ nói lên tính cách và hiệu quả công việc của bạn”. Bàn làm việc lộn xộn cùng một loạt công việc cần làm nhưng không biết việc gì làm trước, việc gì làm sau, thể hiện rằng hiệu quả làm việc của bạn chưa tốt. Để khắc phục căn bệnh này, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây.

Chọn công cụ lập kế hoạch hợp lý

Bạn có thể dùng nhiều phương tiện hiện đại để lập lịch làm việc như sử dụng máy tính với phần mềm chuyên dụng (Microsoft Schedule); lịch để bàn điện tử; ghi nhớ thông tin vào máy điện thoại di động; ghi vào lịch để bàn Tuy vậy, tất cả những thứ đó vẫn chưa thay thế được phương pháp truyền thống, rất đơn giản và hiệu quả, đó là: một cuốn sổ và một chiếc bút.

Gạch đầu dòng những việc bạn sẽ làm và sau khi đã thực hiện thì lấy bút gạch đi. Lịch làm việc là vật bất ly thân của bạn, nó theo bạn mọi nơi, mọi lúc. Hơn nữa, nếu chỉ dùng máy tính, bạn sẽ trở nên rất phụ thuộc vào nó – mất điện, trục trặc phần mềm hay virus là điều không thể tránh được.

Rèn luyện óc tổ chức

Hãy tự đặt cho mình ba câu hỏi sau:

Bạn có biết chìa khóa xe máy hiện tại của bạn đang nằm chính xác ở đâu không?

Bạn có biết 9 giờ sáng ngày mai bạn sẽ làm gì hay không?

Bạn có nhớ được hết ngày sinh của mọi người trong gia đình hay không?

Nếu bạn trả lời là: không hoặc không biết thì bạn chưa có óc tổ chức công việc. Giải pháp đơn giản: rèn luyện. Bạn nên viết ra tất cả những việc sẽ phải làm và làm theo những gì đã viết. Sắp xếp một không gian làm việc của riêng mình sao cho mọi vật dụng trong phòng làm việc cũng như trong gia đình đều có mục đích của nó. Nếu một vật dụng tồn tại không có mục đích trong tầm mắt của bạn thì tốt nhất xếp chúng ra chỗ khác.

Sắp xếp lại tài liệu trong máy tính

Bạn hãy thiết lập hệ thống thư mục lưu giữ tài liệu một cách hợp lý, thuận tiện giúp bạn có thể nhanh chóng truy xuất khi cần. Tổ chức thư mục theo dạng hình cây là một trong những cách rất hiệu qủa.

Trong từng thư mục bạn lại tổ chức thành các tệp dữ liệu. Như vậy sẽ tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm. Bạn phân chia nhỏ thành càng nhiều thư mục con càng tốt chứ không nên nhét hết tất cả các tệp vào My documént. Để dễ nhớ nên ghi lại các thư mục, các tệp tài liệu để dễ tìm hơn.

Sắp xếp bàn làm việc

Có nhiều người thường để bàn làm việc bừa bộn, đầy những tài liệu mà không được sắp xếp theo bất kỳ nguyên tắc nào. Do vậy, khi tìm kiếm rất vất vả và hậu quả đương nhiên là mọi thứ lại thêm một lần “lộn tùng phèo”. Để tránh tình trạng này, bàn làm việc nên được sắp xếp gọn gàng và ít tài liệu trên đó. Mọi thứ bạn cần như văn phòng phẩm bạn phải đặt sao cho dễ lấy, dễ sử dụng.

Sắp xếp thứ tự ưu tiên của từng công việc

Có bốn phương pháp cơ bản:

Đánh số độ khẩn cấp: việc rất gấp đánh sô (1), việc bình thường đánh số (2), việc không đánh số (3).


Dùng bút để đánh dấu công việc: Việc cần làm ngay dùng bút đỏ, việc bình thường dùng bút xanh, việc có thể làm sau dùng bút đen.


Phân loại các giấy tờ công việc vào các cặp tài liệu có màu khác nhau. Việc khẩn cấp cho vào cặp màu đỏ; việc bình thường cho vào cặp màu xanh; việc không gấp cho vào cặp màu đen. Khi bạn trình giấy tờ cho sếp, dần dần các sếp sẽ biết được ám hiệu đó để xử lý ngay những việc khẩn cấp.


Dùng các phương pháp kỹ thuật để xác định thời gian phải hoàn thành công việc: có nhiều phương pháp nhưng điển hình là phương pháp dùng sơ đồ Găng.
Ngoài ra, bạn cũng nên xác định đâu là việc quan trọng. Đây là một việc khó, đòi hỏi nhà quản lý phải có sự nhạy cảm đặc biệt có thể xác định được những việc có khả năng nảy sinh rắc rối. Nhà quản lý tồi hay đi vào những công việc chi tiết mà cấp dưới có thể làm được trong khi lơ là, bỏ qua những việc quan trọng.

Hãy biết từ chối nếu sếp giao quá nhiều việc

Nếu bạn đã có quá nhiều việc, nếu sếp giao thêm việc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc thì bạn nên tế nhị từ chối. Nhiều khi người quản lý đánh giá nhân viên qua hiệu quả công việc chứ không phải qua số lượng công việc.

Cảnh giác với các phương tiện “giết thời gian”

Mọi vật dụng và phương tiện làm việc dù hiện đại đến đâu thì đều có tính hai mặt. Internet mang lại nhiều tiện ích cho cuộc sống, tạo ra một cuộc cách mạng thực sự nhưng cũng là cái bẫy thời gian. Nếu bạn say mê thì nó sẽ ngốn không biết bao nhiêu thời gian của bạn và cuối cùng bạn không có thì giờ để làm những việc khác.

Ngày cuối tuần “nhớ thăm em”

Cuối tuần, với khoảng 15 phút sắp xếp lại tài liệu sẽ giúp bàn làm việc của bạn sáng sủa hẳn. Muốn vậy, bạn hãy trả lời ba câu hỏi sau: Bạn có cần tài liệu này không? Bạn đã dùng tài liệu này chưa? Tài liệu này có ích không?

Nếu câu trả lời là: Không hoặc không biết thì hoặc bạn cho luôn tài liệu đó vào thùng rác hoặc bạn cho vào một “khu đệm” để lúc nào có thời gian thì phân loại, sử dụng tiếp hay quyết định vứt bỏ.

Bạn hãy thử xem. Bạn sẽ thấy những biện pháp đơn giản ấy có hiệu quả không ngờ.

Minh Nguyễn
(Theo Nhà Quản Lý)

6 khả năng cần rèn luyện để trở thành người lãnh đạo

1. Khả năng quan sát có tính sáng tạo

Phát hiện vấn đề chính xác. Đây là khả năng nắm bắt trọng tâm từ quan sát sự việc nhiều phương diện và nhiều vấn đề. Nó thúc đẩy bạn nắm bắt thực chất vấn đề chứ không phải hiện tượng bên ngoài.

Nguời thiếu khả năng quan sát chỉ biết một chứ không thấy mười sẽ không thấy toàn diện. Người ra quyết sách thiếu khả năng quan sát sẽ không nắm bắt được cốt lõi vấn đề do đó không thể đưa ra phương án hữu hiệu từ đó gây lãng phí vốn và nhân lực. Người có khả năng sáng tạo thường giành được thành công trên thương trường.

2. Khả năng nhạy cảm

Nhạy cảm trong đối nhân xử thế. Một chủ nhân doanh nghiệp thời đại mới phải biết cách kết hợp nhân viên vào một bầu không khí văn hóa, tự động giúp nhân viên phát triển, hướng tới mục tiêu cao hơn. Bản thân cũng cần trực tiếp hòa hợp với nhân viên, duy trì việc huấn luyện và phát huy năng lực làm việc cùng tính sáng tạo của họ. Cần có nhạy cảm để kịp thời phát hiện những vấn đề gai góc phải giải quyết.

3. Khả năng nhìn xa

Xây dựng tương lai. Chủ doanh nghiệp có khả năng nhìn xa có thể suy đoán được những điều chưa biết, vận dụng tổng hợp các nhân tố, con số, mong muốn, cơ hội thậm chí cả những rủi ro ... để xây dựng sự nghiệp. Họ sẽ không bị cám dỗ bởi những lợi ích nhỏ trước mắt, không sợ hãi với những khó khăn hiện tại mà trong lòng luân duy trì một mục tiêu dài hạn.

4. Khả năng ứng biến

Ứng phó với thay đổi. Đây là một kỹ năng rất khó, nó giúp bạn dự đoán trước được mục tiêu cần chú ý chứ không phải các vấn đề mà doanh nghiệp đang đối mặt. Nó giúp bạn bình tĩnh đối mặt với các tình huống chưa hề dự liệu hay không nghĩ tới xuất hiện trong quá trình lập nghiệp, thích ứng thuận lợi với các thay đổi.

5. Khả năng tập trung

Thi hành kế hoạch có hiệu quả, mọi sự việc hay tình huống phát sinh trong doanh nghiệp đều hỗ trợ hoặc ảnh hưởng đến các công việc của chủ doanh nghiệp. Khả năng tập trung sẽ giúp bạn tập trung nguồn vốn vào phần có hiệu quả nhất, tránh làm việc đánh đồng, mù quáng.

6. Khả năng nhẫn nại

Hướng tới tương lai. Chủ doanh nghiệp cần có những ý nghĩ và hành động vượt mọi người, đồng thời quên mình vì tương lai của sự nghiệp. Chỉ có tin tưởng mãnh liệt vào mục tiêu lâu dài và cố gắng trường kỳ một cách kiên nhẫn mới có thể thực hiện được mục tiêu. Cần nhất là phải nhẫn nại không được chùn bước.

Theo Thế giới phụ nữ

Thursday, June 09, 2005

14 bí quyết để luôn chiến thắng trong các cuộc tranh luận

Cách tốt nhất để tránh một cuộc tranh luận là đừng để nó xảy ra. Tuy nhiên điều này là rất khó, và nếu bạn thường xuyên né tránh các cuộc tranh luận thì mọi người có thể cho rằng bạn yếu kém về năng lực và không dám tin vào những giá trị của riêng mình đồng thời không có quan điểm riêng vì thế hãy lựa chọn và tham gia các cuộc tranh luận mà bạn cho là thực sự có ích. Hãy phát huy tối đa năng lực của bạn sao cho cuộc tranh luận sẽ không rơi vào một cuộc kịch chiến không có kết quả.

1. Tôn trọng ý kiến của người khác

Mỗi người có những niềm tin khác nhau, và bạn đừng bao giờ coi thường niềm tin của những người bất đồng ý kiến với bạn. Đừng bao giờ vội quy kết họ là sai, cho dù nếu trên thực tế có đúng là như vậy đi chăng nữa. Bạn cần nhớ rằng bạn không phải là người canh gác cho khẩu hiệu "Tất cả những gì tôi biết là đúng". Bạn cũng có thể là người có những nhận xét chưa đúng lắm chứ.

2. Đặt mình vào hoàn cảnh người khác

Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu kẻ khác ném những luận điệu hắn ta khăng khăng cho là đúng vào mặt mình? Bạn nên bình tĩnh diễn đạt sự không thống nhất của bạn một cách nhẹ nhàng, và nhấn mạnh rằng ý kiến của bạn xuất phát từ những góc độ khác với họ.

3. Thừa nhận sai lầm

Ngay từ khi bạn nhận ra sai lầm, đừng chần chừ một phút nào mà hãy thừa nhận sai lầm của mình ngay lập tức. Bạn sẽ thấy ngay hiệu quả của sự thẳng thắn dám nhận sai lầm của mình ngay tức thì: Người kia không chỉ tôn trọng bạn hơn hẳn mà còn rất coi trọng ý kiến của bạn hơn trong tất cả các lần tranh luận sau. Hơn nữa, đối phương cũng sẽ nghĩ rằng về sau này, nếu anh ta sai lầm thì bạn cũng sẽ rất dễ dàng chấp nhận điều đó và bỏ qua cho anh ta. Mọi người thường có những so sánh liên tưởng kiểu như vậy, và ai cũng thích những người hùng rộng lượng.

4. Khởi động một cách nhẹ nhàng

Tất cả những cuộc tranh luận bắt đầu từ khi một người đưa ra những đòi hỏi về người khác, chẳng hạn như ông chủ yêu cầu nhân viên phải làm một nhiệm vụ gì đó theo cách của ông ta mà người nhân viên này lại cho rằng điều đó phương hại đến lợi ích của mình. Vì thế khi mở đầu một cuộc tranh luận bằng giọng điệu nhẹ nhàng, điềm tĩnh và tự kiểm soát được giọng nói, bạn sẽ khiến đối phương không cảm thấy bị tấn công để họ vẫn cảm thấy thoải mái. Mọi người đều có bản năng tự vệ, vì thế nếu bạn bắt đầu cuộc tranh luận một cách gay gắt thì chỉ càng làm cho bản năng tự vệ của họ được tăng cường mạnh hơn mà thôi. Sự duyên dáng và nhẹ nhàng sẽ làm cho đối phương cảm thấy không thể sử dụng thái độ căng thẳng và công kích với bạn.

5. Hãy dẫn dắt đối phương đồng ý với một trong các quan điểm của bạn

Cho dù chủ đề đó là gì đi chăng nữa hay nó có nhỏ nhặt đến đâu, hãy cố gắng tìm ra một quan điểm của bạn. Đây là một kỹ năng nhỏ nhưng cực kỳ hiệu nghiệm. Mục tiêu của nó là làm cho đối phương thay đổi quan điểm rằng bạn là đối thủ của anh ta, và vì thế bạn cần anh ta nhẩy vào chung chiến hào của mình. Bằng cách đồng ý với bạn, ngay cả với những sự thật hiển nhiên như giá của một loại xe ô tô nào đó đang bị định giá quá cao chẳng hạn, bạn sẽ đem lại cho đối phương cảm giác rằng cả bạn và anh ta đều có thể có những suy nghĩ giống nhau. Đây là một kỹ thuật mang tính tâm lý và thường được những nhà tiếp thị từ xa vận dụng thường xuyên. Nếu nó là kỹ năng đem lại miếng cơm manh áo cho họ thì cớ gì bạn không tận dụng ưu điểm của nó chứ?

6. Hãy để họ có cơ hội lên tiếng

Trong một cuộc tranh luận, hãy cố gắng lắng nghe. Làm sao mà bạn có thể chiến thắng nếu bạn cứ thao thao bất tuyệt và không cho người khác cơ hội được diễn đạt quan điểm của mình và được chia sẻ. Bạn hãy cố gắng nói nhiều hơn một chút. Như vậy là bạn đã cho họ một ân huệ, và họ sẽ cảm kích về cái sự “rộng lượng” này của bạn. Điều này giống như là bạn hẹn gặp một người phụ nữ, sau đó để cho cô ta thao thao bất tuyệt liên tục trong 2 giờ liền còn bạn chỉ chăm chú lắng nghe và gật đầu tán thưởng. Kết quả là gì nhỉ? Kết thúc cuộc hẹn, cô ta sẽ đứng lên và ca ngợi bạn hết lời đồng thời cảm ơn bạn vì thời gian tuyềt vời vừa rồi. Chuyện tương tự cũng sẽ diễn ra trong một cuộc tranh luận. Thêm vào đó, khi họ càng nói nhiều thì họ càng có nhiều sơ hở. Vì thế hãy lắng nghe, hãy tìm ra sự thực trong những tranh luận và đưa ra quan điểm thuyết phục của mình.

7. Đó không phải là ý kiến của bạn mà là của mọi người

Đây là một trong những kỹ năng cực kỳ hiệu nghiệm. Để dẫn dắt một cuộc tranh luận, bạn hãy tìm cách đưa đẩy cuộc đối thoại sao cho đối phương của bạn sẽ cảm thấy rằng những điều mà bạn muốn họ làm chính là ý tưởng của họ chứ không phải sự áp đặt của bạn. Có thể bạn sẽ phải hy sinh là khi công việc hoàn tất thì người đó sẽ nghĩ rằng đó là do ý tưởng của anh ta đúng. Tuy nhiên đây chỉ là một sự đánh đổi nhỏ bé với cái mà bạn đạt được là sự hoàn tất công việc và sự tâm phục khẩu phục của đối phương. Đó mới chính là điều cốt yếu nhất. Để đạt được điều này, bạn hãy nuôi dưỡng cho cuộc tranh luận tiến dần đến một kết quả tất yếu. Sau đó, bạn hãy để cho đối phương tự rơi vào trận địa bạn sắp đặt, hãy đưa ra kết luận trên cơ sở các ý tưởng của họ.

8. Hãy là người cởi mở và chân thành

Bạn không những phải hiểu rằng mọi người có những quan điểm khác nhau mà bạn cần phải đi xa hơn bằng cách cố gắng hiểu nguyên nhân dẫn đến những thái độ này. Vì thế hãy chân thành hỏi mọi người để hiểu rõ vì sao họ có những quan điểm như vậy? Vì tất cả mọi người chúng ta đều có thể mắc sai lầm nên bạn cũng cần rộng lượng cho rằng đối phương sai lầm là điều đương nhiên. Hãy hiểu rõ họ và từ đó đề xuất quan điểm của mình.

9. Cảm thông với những mong muốn của đối phương

Hãy luôn nhớ rằng trong lúc bạn mong muốn một điều gì đó từ phía đối phương thì đối phương cũng có những mong muốn tương tự bạn. Mọi người đều có những mong muốn của riêng mình. Họ đến công sở để có đồng lương,họ đến câu lạc bộ tập thể dục để trở thành hấp dẫn hơn; ai cũng có kế hoạch thực hiện các mong muốn của mình. Nhận ra điều này, bạn có thể đưa nó vào cuộc tranh luận. Hãy đi tới điểm tranh luận rằng có những khả năng sẽ có lợi cho cả hai đem lại tình thế thắng - thắng cho cả hai chứ không phải thắng thua, tức nhất định phải có kẻ thua người thắng. Hãy tìm cách chứng minh rằng nếu làm theo cách của bạn, cả hai sẽ cùng có lợi.

10. Hãy thẳng thắn

Bởi vì người ta đã chứng minh rằng những kẻ lạnh lùng nhất cũng có tâm tư riêng của mình. Vì thế hãy đưa ra các lý do về đạo đức và nhân bản khi lý giải quan điểm của mình. Ai cũng có lòng hướng thiện của mình và không ai muốn làm những điều phi đạo đức cả. Chẳng hạn nếu bạn là nhà quản trị, khi thương lượng giảm lương của một người hãy lưu ý rằng điều này là bạn không mong muốn nhưng tình hình công ty đang khó khăn và sự giảm lương của một người có thể giúp cho công ty không thể sa thải thêm nhiều người khác kể cả những người có hoàn cảnh khó khăn. Ai mà chẳng muốn giúp đỡ người khác cơ chứ bạn có đồng ý không nào?

11. Thiết lập các luận cứ vững chắc

Hãy củng cố các lập luận của bạn, đưa vào các con số và sự kiện để tăng tính thuyết phục. Đưa ra các ví dụ cụ thể và thực tiễn để minh hoạ cho quan điển của bạn. Nếu bản thân lập luận bạn về một khoa học là hợp lý và đúng đắn thì chắc là mọi người chẳng ai muốn phản đối. Hãy cố gắng sử dụng các minh hoạ nhìn thấy được vì chúng thường là thứ mà không ai có thể phản bác.

12. Đưa ra các thách thức

Về mặt di truyền nam giới thường tự kiêu và không muốn người khác nói với mình rằng có những điều họ không thể làm được. Họ lúc nào cũng mong muốn chứng minh tính cách đàn ông của họ bằng cách này vì thế hãy biết cách kích thích họ tự nói về mình. Chẳng hạn có thể nói thế này: “Mọi người ở phòng bên nói là cậu có thể tăng doanh số lên chừng 25%. Tuy nhiên cá nhân tôi thì tôi thấy khó có thể như vậy, nhưng không hiểu cậu nghĩ sao”. Thế rồi bạn chỉ việc ngồi đó và nghe đối phương hăng say diễn giải kế hoạch của mình. Điều cần lưu ý là hãy tìm cách thực hiện điều này khéo léo, tránh gây nghi ngờ.

13. Hãy tỏ ra lạnh nhạt

Một cuộc tranh luận thường làm nóng lên bầu không khí đối thoại. Một số cuộc tranh luận thường nảy sinh các xúc cảm không thể kìm nén và các xúc cảm này sẽ dễ dàng bị bộc lộ. Vì thế, bạn hãy cố gắng giữ vững sự bình tâm và không để cho cảm xúc lấn át các luận điểm của mình. Bạn có thể tỏ ra cứng rắn và kiên quyết trong quan điểm của mình, nhưng hãy cố uốn lưỡi vài lần trước khi nói. Trò chơi này giúp bạn kiểm soát các cảm xúc, không để chúng bùng phát ra cùng với cuộc tranh luận. Hãy tỏ ra là người chuyên nghiệp và bám vào sự kiện và con số chứ không phải cảm xúc và đối phương sẽ phục bạn ngay.

14. Hãy biết dừng lại đúng lúc

Đây là điểm cuối cùng mà bạn cần chú ý, khi đã cảm thấy đạt được mục đích hoặc khi nhận cuộc tranh luận bắt đầu vô bổ và đi quá xa làm sứt mẻ các quan hệ khác, hãy khôn ngoan là người chủ động chấm dứt cuộc tranh luận này. Song biết cách dừng lại đúng lúc là điều những người khôn ngoan cần phải học và nắm vững. Đây là 14 bí quyết quan trọng giúp bạn chiến thắng trong các cuộc tranh luận. Hãy biến các cuộc tranh luận thành những cuộc trao đổi thú vị, có tinh thần xây dựng, giúp các bên hiểu nhau hơn và cùng nhau thực hiện những mục tiêu chung.

Nắm vững 14 bí quyết quan trọng trong các cuộc tranh luận, bạn sẽ gạt ra ngoài những bất đồng, xây dựng niềm tin trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau và cùng hướng tới mục tiêu kinh doanh chung.

(Theo Tạp chí Doanh Nghiệp - Nhà quản trị)

The seven habits of highly effective people - Stephen R. Covey

Inside-Out
Personality Versus Character Ethics
Personality Ethic. Success is a function of personality, of public image, of attitudes and behaviors, skills and techniques, that lubricate the processes of human interaction.

Character Ethic. Success depends on things like integrity, humility, fidelity, temperance, courage, justice, patience, industry, simplicity, modesty, and the Golden Rule.

Primary Versus Secondary Greatness
Primary Greatness. Goodness of character.

Secondary Greatness. Social recognition for talent.

Paradigm
A model, theory, perception, assumption, or frame of reference. In a more general sense, it is the way we see the world in terms of perceiving, understanding, interpreting.

Paradigm Categories:

Realities. The way things are
Values. The way things should be.
The Principle-Centered Paradigm
The Character Ethic is based on the fundamental idea that there are principles that govern human effectiveness.

Principles Defined

Principles are natural laws that can't be broken.
Principles are not esoteric, mysterious, or "religious" ideas.
Principles are self-evident and may be validated.
Principles are part of the human condition, part of human consciousness, and part of the human conscience.
Principles are not practices.
Principles are not values.
Principles Enumerated

Fairness
Integrity/honesty
Human dignity
Quality/excellence
Potential
Growth
Patience
Nurturance
Encouragement
A New Level of Thinking
Seven Habits of Highly Effective People is a

principle-centered
character-based
inside-out
approach to personal and interpersonal effectiveness.

An Overview
Habits Defined
A habit is the intersection of knowledge, skill and desire.
Knowledge is the what to do and why.
Skill is the how to do.
Desire is the motivation, the want to do.
Happiness is the fruit of the desire and ability to sacrifice what we want now for what we want eventually.
The Maturity Continuum
The seven habits move us progressively on a continuum from dependence to independence to interdependence.
The current social paradigm enthrones independence.
Habits 1, 2 and 3 deal with self mastery. Private victories precede public victories.
Habits 4, 5 and 6 deal with teamwork, cooperation and communication.
Habit 7 is the habit of continuous improvement.
Effectiveness Defined
P symbolizes production of desired results.
PC symbolizes production capacity.
Effectiveness is the focus on both P and PC, balancing the two or optimizing P by optimizing PC.
Organizational PC
The PC principle is to always treat your employees exactly as you want them to treat your best customers.

How to Use This Book
First, this material is not something to read once and then lay aside.
Second, shift your paradigm from that of learner to that of teacher.

Stephen R. Covey